Bài đăng

Những biến chứng gây nguy hiểm ở bệnh thủy đậu

Hình ảnh
Thủy đậu là một trong những bệnh có khả năng lây lan thành dịch cao nhất. Nhất là khi đối tượng mắc bệnh chủ yếu lại là trẻ em. Đối với những trẻ đã đến trường, khả năng lây nhiễm tập thể qua tiếp xúc rất cao, vì bệnh nhân thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác trong vòng 1 - 2 ngày trước khi có ban xuất hiện. Tức là ngay cả khi người đó chưa nổi mụn nước thì đã có thể lây bệnh cho người khác mà không hay biết. Biến chứng của bệnh thủy đậu Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng trong những trường hợp bị nặng và không được chăm sóc, chữa trị phù hợp. Những biến chứng nguy hiểm từ gây sẹo vĩnh viễn cho đến tử vong luôn khiến các bậc phụ huynh có con nhỏ lo lắng mỗi khi đến mùa dịch bùng phát. Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu: Nhiễm trùng nốt đậu: Khi mắc bệnh, trên khắp cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt mụn nước, hầu hết đều mang vi khuẩn và mầm bệnh, khi nốt đậu bị vỡ rất dễ gây lở loét da, đau nhức và nếu không được điều trị tích

Bổ sung vitamin D ở trẻ nhỏ như thế nào?

Hình ảnh
Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời khiến chotiến trình tự tổng hợp vitamin D của cơ thể trẻ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, còn do chế độ ăn uống không hợp lý như không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D. Các biểu hiện của còi xương thay đổi tùy theo từng thời kỳ tiến triển. Ở giai đoạn sớm, trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã nhiều mồ hôi cả lúc thức lẫn lúc ngủ, có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn. Giai đoạn muộn, xương sọ có dấu hiệu miềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín; có bướu ở trán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra.Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có khi biến dạng như ngực gà. Các đầu xương dài bị bè ra; chân cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X. Cột sống có thẻ bị gù vẹo; xương chậu bị biến dạng hẹp. Bụng của trẻ thường bị to bè. Trẻ bị còi xương thường chậm biết ngồi, biết đi. Nếu bệnh nặng,

Phòng bệnh do vi rút Zika lây truyền từ muỗi chưa có thuốc trị

Hình ảnh
Bệnh do vi rút Zika là bệnh gì? Bệnh do vi rút ZIKA do một loại vi rút được ghi nhận đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda gây nên; bệnh thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Phương thức lây truyền chủ yếu của vi rút ZIKA là qua muỗi Aedes (loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết), có một số bằng chứng có thể gợi ý vi rút có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục, tuy nhiên sự ghi nhận là rất hiếm. Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày. Vi rút ZIKA được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda, sau đó tiếp tục ghi nhận ở Nigeria vào năm 1954 và trở thành chủng vi rút lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Tại châu Á cũng đã ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào năm 2007 tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia. Năm 2013, ghi nhận ổ dịch đầu tiên tại French Polynesia, sau đó lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter; trong năm 201

Đối phó với đục thủy tinh thể bẩm sinh

Hình ảnh
Nói đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Ít ai biết rằng, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Vì thế, việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ. Thực tế nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em đã bị bỏ qua, chỉ được phát hiện một cách tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả. Biểu hiện sớm của đục thủy tinh thể bẩm sinh Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong, 2 mặt lồi, công suất khoảng +20D. Đây là một tổ chức trong suốt, không có mạch máu, không có thần kinh. Dinh dưỡng của thủy tinh thể chủ yếu nhờ vào thẩm thấu qua bao của nó. Triệu chứng sớm của đục thủy tinh thể bao gồm: Thị lực giảm: Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể. Loá mắt: Đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây lo

Tập luyện phục hồi chức năng: Liệu pháp điều trị thoái hóa khớp

Hình ảnh
Khi được hỏi về lợi ích của các liệu pháp điều trị thoái hóa khớp khác nhau, các chuyên gia châu u đặt tập luyện phục hồi chức năng lên hàng đầu, trên cả phẫu thuật khớp, thuốc giảm đau và giáo dục kiến thức về bệnh cho bệnh nhân. Tập luyện phục hồi chức năng (PHCN) là biện pháp điều trị hiệu quả đối với thoái hóa khớp thông qua một số cơ chế. Các hoạt động cơ làm giảm đau thông qua cơ chế tương tác tương tự như châm cứu. Đó là làm tăng nồng độ endophin trong não làm giảm cảm giác đau. Tăng sức mạnh của cơ và cải thiện chức năng thần kinh cơ giúp tăng sự ổn định xung quanh khớp và giúp giảm tải lên khớp. Nghiên cứu cho thấy, 4 tháng tập luyện phục hồi chức năng không chỉ cải thiện sức mạnh cơ mà còn cải thiện chất lượng của sụn khớp gối. Tập luyện thường xuyên còn giúp giảm cân từ đó giúp giảm trọng tải lên khớp. Đạp xe là phương pháp tập phù hợp nhất đối với người thoái hóa khớp. (Nguồn internet) Tuy nhiên, quá trình tập luyện rất dễ bị thất bại. Bệnh nhân thường khó duy trì việc tự

Cần làm gì khi bị suy nhược cơ thể?

Hình ảnh
Suy nhược cơ thể là gì? Suy nhược cơ thể là tình trạng bệnh lý kéo dài với những biểu hiện lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm... Có người vượt qua trong thời gian ngắn nhưng có người phải chữa dài ngày. Vậy, khi cơ thể suy nhược cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể suy nhược. Ở một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng dễ dẫn đến cơ thể suy nhược. Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Khi đó, người bệnh thường mất cảm giác thích thú, thụ động, thiếu sức sống. Có hiện tượng rối loạn tình dục với những triệu chứng mất khoái cảm ở nữ và xuất tinh sớm, bất lực ở nam. Đối với một số người bệnh là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến suy nhược cơ thể. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp khắc phục suy nhược cơ thể Biểu hiện Các triệu chứng hay gặp

Không khám sức khỏe định kỳ: Sai lầm!

Hình ảnh
“Số đông người dân vẫn chưa chú trọng đến việc khám sức khỏe định kỳ. Đó là một sai lầm. Thực ra khi chưa có triệu chứng gây khó chịu hoặc thậm chí còn đang cảm thấy khỏe mạnh thì nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng, chi phí điều trị cao, cũng có khi bệnh đã đi vào giai đoạn cuối có thể dẫn đến tử vong…”, Ths.BS. Trịnh Thị Diệu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, khẳng định. Khổ vì quan niệm “bói ra ma, quét nhà ra rác” Theo Ths.BS. Trịnh Thị Diệu Thường, khi cuộc sống tất bật và có quá nhiều lo toan như hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ được nhiều người xem như là một việc làm xa xỉ, lãng phí, tốn thời gian. Đáng lưu tâm hơn, có không ít người lại có quan niệm rằng: “bói ra ma, quét nhà ra rác”. Bác sĩ khám kiểu gì cũng ra bệnh. Đang yên vui bỗng dưng phải sống trong lo sợ, hoang mang vì bệnh tật. Thôi: “Trời kêu ai nấy dạ”. Ths.BS.Trịnh Thị Diệu Thường cho rằng, quan niệm như vậy là sai lầm. Có nhiều bệnh nguy hiểm khi mới mắc thường khôn